Đang tải...
Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức to lớn cho môi trường trên toàn thế giới. Tại Indonesia, người dân phải đối mặt với những trận mưa lớn bất thường trong mùa mưa và tình trạng thiếu nước trầm trọng trong mùa khô. Một phụ nữ địa phương đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này bằng việc sử dụng công nghệ lọc nước mưa để cung cấp nước sạch. Câu chuyện của bà SRI Wahyuningsih là minh chứng cho sự sáng tạo và nỗ lực bền bỉ trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
Từng đối mặt với tình trạng thiếu nước, phải nhập khẩu nước sạch từ Malaysia, Singapore ngày nay được quốc tế công nhận là một kiểu mẫu về quản lý nước tổng hợp.
Ngày 24/3, sau 3 ngày làm việc, Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc đã khép lại với việc thông qua Chương trình nghị sự về nước. Đây là một kế hoạch hành động “cột mốc” bao gồm gần 700 cam kết nhằm bảo vệ lợi ích chung toàn cầu quý giá nhất của nhân loại.
Báo cáo của Liên hợp quốc (UN) dự báo nhu cầu về nước sẽ tăng mạnh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nguồn tài nguyên này có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.
Theo báo cáo của UNESCO, cứ 3 trường học thì có 1 trường không được cấp nước sạch, cứ 3 trường thì có 1 trường không có nhà vệ sinh và hệ thống ống thoát nước gây ảnh hưởng cho sức khỏe của học sinh.
Khủng hoảng nước sạch không bỏ qua quốc gia nào. Vài ngày trước, 600 Vệ binh quốc gia Mỹ phải lập chốt cung cấp nước cho người dân bang Mississippi.
Theo xu hướng ngày càng phổ biến, các quốc gia đang tận dụng năng lượng mặt trời để làm sạch nước. Tại Pháp, một hệ thống sáng tạo được một doanh nghiệp sản xuất không chỉ tạo ra nước sạch, mà còn không thải ra CO2, biến quy trình sản xuất thành hoàn toàn bền vững.