Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Khủng hoảng nước sạch và nhà vệ sinh: Không có 150 tỷ USD đầu tư, mất đi 220 tỷ USD nguồn lực

Ngày đăng: 28/08/2018

 

Khoảng 900 triệu học sinh chưa từng được tiếp cận với điều kiện vệ sinh tối thiểu khi đến trường, không chỉ khiến các em dễ dàng bị lây nhiễm bệnh tật mà rất nhiều trong số đó có thể phải bỏ học vì không đủ sức khỏe. “Anh không thể tạo lập được môi trường học tập có chất lượng khi mà trường học không hề có nhà vệ sinh”, giáo sư Rick Johnston từ WHO nhận xét một cách tổng quát.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã ký cam kết toàn cầu cung cấp nước sạch và thiết bị vệ sinh tiêu chuẩn để đảm bảo mọi trẻ em đều được hưởng quyền giáo dục bình đẳng vào năm 2030, hướng đến Mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển bền vững. Nhưng trong phúc trình thường niên của WHO phối hợp với Quỹ Trẻ em Liên hợp quốc (Unicef), lần đầu tiên đối tượng duy nhất là học sinh được điều tra cho thấy, 1/3 số trường học từ bậc trung học cơ sở trở xuống không có hoặc thiếu hệ thống cung cấp nước sạch, ảnh hưởng đến 570 triệu học sinh. Gần 20% số trường bậc này hoàn toàn không cung cấp nước sạch dưới bất kỳ hình thức nào cho học sinh. Hơn 1/3 số trường học cũng các bậc này không có nhà vệ sinh, ảnh hưởng đến 620 triệu người. Gần 920 triệu học sinh được xếp vào nhóm đối tượng dễ bị các bệnh truyền nhiễm. Khu vực Hạ Sahara ở châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất.

“Những số liệu đó thực sự khiến chúng tôi rất sốc”, Tim Wainwright - Giám đốc điều hành tổ chức thiện nguyện WaterAid nhận xét. Đáng ngại là những nữ học sinh đến tuổi dậy thì ở khu vực này thường phải bỏ học khi đến kỳ kinh nguyệt vì ở trường không có nhà vệ sinh và nước sạch. Số học sinh buộc phải chọn giải pháp này ở khu vực Nam Á chiếm đến gần một nửa.

Năm 2017, Ngân hàng Thế giới từng đưa ra khuyến nghị các quốc gia tăng 4 lần ngân sách vệ sinh học đường lên 150 tỷ USD để xây dựng môi trường học tập an toàn sức khỏe. Giáo sư Johnston cho rằng tiền đã thiếu mà quyết tâm chính trị cũng thiếu.

Nhìn thẳng vào vấn đề hơn báo cáo từ các tổ chức chính trị, WaterAid nhận định khoảng cách đến Mục tiêu Thiên niên kỷ, tức năm 2030 đối với các nước nghèo như Eritrea hay Namibia không chỉ là 1 thập niên mà là “chặng đua hàng trăm năm”. Lúc đó, “khoảng 80 quốc gia vẫn còn phải lo về nước sạch và không dưới 100 nước phải vật lộn với các hạ tầng vệ sinh”. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu này, theo WaterAid cần một ngân quỹ 28 tỷ USD mỗi năm. Nhưng nếu hiện trạng không có gì tiến triển, Namibia có thể đợi đến năm 2246 thì toàn dân mới được tiếp cận nước sạch, ở Eritrea là năm 2507 và Nicaragua sớm hơn cũng phải đến năm 2180. Hay Ghana thì sau 450 năm nữa mọi người dân mới có nhà vệ sinh tiêu chuẩn.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, những vấn nạn toàn cầu nói trên không được cải thiện sớm thì thiệt hại về nguồn lực con người và kinh tế có thể lên đến 220 tỷ USD.

 

message zalo