Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Những đứa trẻ phải đi tàu để kiếm nước

Ngày đăng: 02/01/2020

 

Gia đình của hai em là những hộ nghèo nhất trong một thôn nhỏ bị ảnh hưởng bởi hạn hán liên tiếp ở Mukundwadi, bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ. Gió mùa đã đem lại mưa lớn và thậm chí là lũ lụt tại nhiều khu vực ở Ấn Độ song lượng mưa xung quanh Mukundwadi đã thấp hơn 14% trong năm nay, khiến các tầng chứa nước và giếng khoan đều trở nên khô hạn.

"Cháu không muốn chỉ dành thời gian để đi lấy nước, nhưng cháu không được phép lựa chọn", Dhage nói. Người bạn hàng xóm Garud nói thêm đây là công việc hàng ngày các em vẫn làm. "Sau khi tan học, cháu không có thời gian vui chơi. Cháu phải ưu tiên đi lấy nước", Garud chia sẻ.

Anjali Gaikwad, 14 tuổi, đem theo quần áo để giặt ngay ga tàu Aurangabad, Ấn Độ, hôm 2/8. 

Tuy nhiên, Dhage và Garud không đơn độc bởi thiếu nước sạch sinh hoạt là câu chuyện của hàng triệu người dân Ấn Độ, tổ chức nhân đạo WaterAid ở Anh cho biết. Nghiên cứu của tổ chức chỉ ra rằng 12% dân Ấn Độ, khoảng 163 triệu người, không được tiếp cận nước sạch gần khu nhà ở. Đây là con số đáng lo ngại cho thấy tỷ lệ thiếu nước sạch ở quốc gia này đang cao nhất thế giới.

Hơn 100 gia đình trong khu phố của Garud và Dhage không được tiếp cận với nước máy và nhiều người phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước tư nhân, với mức phí 42 USD cho một thùng chứa 5.000 lít vào những tháng mùa hè.

Tuy nhiên, nguồn cấp nước tư nhân là thứ mà bố mẹ của Garud và Dhage cho biết họ không có khả năng chi trả. "Bây giờ tôi thậm chí còn không đủ tiền để mua nhu yếu phẩm. Tôi không thể mua nước từ các nhà cung cấp tư", Rahul, bố của Dhage nói thêm, cho biết không phải ngày nào ông cũng nhận được việc đều đặn.

Bởi hoàn cảnh gia đình, những đứa trẻ như Garud và Dhage hàng ngày sẽ lên chuyến tàu đến thành phố Aurangabad gần đó để lấy nước. Tàu lúc nào cũng đông nên những đứa trẻ đem theo bình chứa cồng kềnh không phải lúc nào cũng được chào đón.

"Một vài người sẽ giúp chúng cháu nhưng đôi khi có những người phàn nàn với các quan chức đường sắt vì chúng cháu để bình chứa ngay gần cửa ra vào. Nếu chúng cháu không để ở đó, chúng cháu không thể nhanh chóng đem chúng ra ngoài khi tàu dừng lại", Dhage nói.

Sitabai Kamble, bà ngoại của Garud  và một người hàng xóm lớn tuổi thỉnh thoảng giúp đỡ đám nhỏ bằng cách đẩy các em lên tàu khi gặp phải những hành khách cáu kỉnh. "Đôi khi họ đá cả bình chứa của lũ trẻ rồi càu nhàu khó chịu", bà Kamble nói.

Khi tàu đến Aurangabad sau 30 phút, các em nhỏ tranh nhau lấy nước từ các vòi gần đó. Garud quá nhỏ để với tới chiếc vòi nên phải nhờ chị gái Aaysha, 14 tuổi và bà. Những đứa trẻ khác như Anjali Gaikwad, 14 tuổi và các chị gái, cũng lên tàu vài ngày một lần để lấy nước sinh hoạt và giặt quần áo.

Prakash Nagre, một người sống cùng khu với lũ trẻ, thậm chí còn đem theo xà phòng và dầu gội khi đi lấy nước. "Ở nhà còn chẳng có nước mà tắm", Nagre nói.

Khi tàu đưa đám trẻ quay về Mukundwadi, đôi khi Jyoti, mẹ của Dhage sẽ đứng sẵn ở ga tàu để giúp các con. "Tôi rất cẩn thận nhưng đôi khi bình chứa nước văng khỏi cửa trong cảnh hỗn loạn và thế là công sức của chúng tôi đổ bể", Jyoti nói khi một tay bế con, một tay cầm bình nước. "Tôi không thể để con bé ở nhà một mình nên phải bế nó theo".

message zalo