Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

95% dân số nông thôn Lào Cai được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Ngày đăng: 22/09/2020

 

Mục tiêu thực hiện Chương trình trong năm 2020 đó là xây dựng mới 6 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đạt 2.242 đấu nối (tương đương với số hộ hưởng lợi từ công trình cấp nước), nâng lũy kế kết quả đạt được là 11.433 đấu nối, góp phần tăng tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2020 đạt 95%.

13 xã đạt vệ sinh toàn xã, đảm bảo lũy kế kết quả đạt được là 35 xã vệ sinh toàn xã; đảm bảo 100% điểm trường chính, trạm y tế xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, có thiết bị, xà phòng rửa tay đầy đủ, sạch sẽ.

Thực hiện hỗ trợ xây mới 4.345 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, lũy kế đạt 5.543 nhà tiêu hợp vệ sinh.

Từ đầu năm đến nay, đối với các công trình chuyển tiếp từ năm 2019, các ngành và địa phương liên quan tiếp tục thi công 8 công trình cấp nước sinh hoạt, đảm bảo tiến độ xây dựng công trình theo đúng kế hoạch và hợp đồng ký kết; bàn giao đưa vào sử dụng 13 công trình cấp nước và nhà vệ sinh trạm y tế xã, 6 công trình cấp nước và nhà vệ sinh trường học.

Đối với các dự án khởi công mới, 6 công trình cấp nước sinh hoạt đang trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự kiến trong tháng 9/2020, lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực thi công và khởi công công trình; 12 công trình cấp nước và nhà vệ sinh trạm y tế đang trình UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư; 13 công trình cấp nước và nhà vệ sinh trường học đã ký kết hợp đồng thi công xây dựng, dự kiến tháng 9 -10/2020 hoàn thành thi công, bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

 

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), có tổng kinh phí thực hiện hơn 225 triệu USD, được thực hiện từ năm 2016 - 2020 ở 21 tỉnh còn nhiều khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cũng như nề nếp vệ sinh môi trường nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Các tỉnh tham gia chương trình gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án. Đồng thời, chương trình này sẽ góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương trình gồm 3 hợp phần: cấp nước nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá. Trong đó, kết quả chủ yếu của chương trình là: số đấu nối cấp nước khoảng 255.000 đấu nối hoạt động; số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng 1.045.000 người; xây mới và cải tạo công trình cấp nước và vệ sinh cho 1.650 trường học; 680 xã tại 21 tỉnh đạt vệ sinh toàn xã; xây mới hoặc cải tạo khoảng 400.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; 1.000 trạm y tế được xây mới, nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, công trình cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch trên địa bàn các xã…

Tại Kon Tum, đến nay, chương trình đã triển khai thực hiện vệ sinh toàn xã tại 15 xã, trong đó có 5 xã đạt tiêu chí vệ sinh toàn xã. Chương trình cũng đã hỗ trợ xây mới 1.270 nhà tiêu hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Đồng thời, triển khai các hoạt động truyền thông, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.

Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các xã nằm trong chương trình đạt khoảng 70%, 100% số trạm y tế có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh…

Tại Lạng Sơn, đến nay, chương trình triển khai thực hiện vệ sinh toàn xã tại 20 xã, trong đó có 12 xã đạt tiêu chí vệ sinh toàn xã, 2 xã duy trì bền vững vệ sinh toàn xã.

Chương trình đã hỗ trợ xây mới 650 nhà tiêu hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách; đầu tư xây dựng 25 công trình nước và vệ sinh trạm y tế xã.

Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt gần 66%; 85% số trạm y tế có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 95% số người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

 

message zalo