Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Gần 7.000 hộ dân được vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Ngày đăng: 06/08/2020

 

Từ đầu năm đến nay, NS&VSMTNT là một trong những chương trình cho vay có mức tăng trưởng cao. Thông qua nguồn vốn giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Là một thôn miền núi đông dân, thôn Ka Nôn 1, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế đã và đang gặp nhiều khó khăn vì vấn đề thiếu nước sạch trong nhiều năm nay. 

Không chỉ có địa hình đồi núi gây cản trở cho việc dẫn nước, A Lưới còn có vị trí gần vùng chiến trường cũ và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất độc màu da cam, nên nguồn nước giếng khoan tự đào tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người dân phụ thuộc vào một công trình cấp nước duy nhất để có nước sạch cho sinh hoạt và canh tác. Tuy nhiên sau nhiều năm, dưới tác động bởi thiên tai, công trình này đã xuống cấp trầm trọng. Mỗi ngày, nước thủy lợi chỉ về vài tiếng đồng hồ, không đảm bảo cung cấp cho các hộ gia đình và trường học trong địa bàn thôn.

Để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu nước, bà con A Lưới phải tận dụng tối đa các nguồn nước xung quanh. Vào mùa hạn, khi không thể dựa vào nước mưa, bà con mang theo xô, can đi bộ có khi tới 2-3km mỗi ngày để lấy từ ao hồ, sông suối, chấp nhận nguồn nước nhiều rong rêu, cặn bẩn. 

Những năm gần đây, các nguồn nước này cũng đang dần cạn kiệt do biến đổi khí hậu gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, mùa khô đến sớm và ngày càng khắc nghiệt.

Vất vả nhưng lượng nước lấy được chẳng là bao, người dân phải chắt chiu từng giọt mới đủ dùng cho cả gia đình trong ngày. Đa số hộ dân phải tận dụng nước ao hồ gần nhà, thậm chí tái sử dụng nước đã rửa rau, rửa mặt, mặc cho nỗi lo dịch bệnh.

Năm 2020, vấn đề thiếu nước sạch càng trở nên cấp bách, bởi nước phục vụ cho ăn, uống đã không đủ, nước sạch để vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên phòng dịch bệnh lại càng khan hiếm. 

Không có nước, việc sinh hoạt hàng ngày đã gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều mảnh vườn trồng rau và trái cây của thôn héo vàng, còi cọc do thiếu nước, đặt thêm gánh nặng cuộc sống lên vai của bà con nơi đây.

Để giải quyết vấn đề thiếu nước tại thôn Ka Nôn 1, Huda phối hợp với UBND Huyện và các chuyên gia, xây dựng hệ thống đường dẫn đấu nối với công trình cấp nước sạch của xã Đông Sơn, được vận hành và quản lý bởi Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên - Huế.

Đồng thời, đội ngũ kỹ sư đã tiến hành cải tạo các đường ống nước cũ, bổ sung đường ống mới với tổng chiều dài tuyến tổng khoảng 2090m. Đây là địa phương thứ 2 mà chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" hỗ trợ trong năm 2020, với tổng mức ngân sách 1 tỉ đồng.

Sau khi đi vào hoạt động, hơn 110 hộ dân đã có nguồn nước đảm bảo vệ sinh để sử dụng. Nước sạch xoa dịu cái nóng mùa hạn cho người dân A Lưới, đồng thời khơi lên hi vọng về cuộc sống mới ổn định và phát triển hơn. 

Anh Hồ Xuân Diệp, một người dân Ka Nôn 1, mừng rỡ chia sẻ "Nước về là quý hơn vàng. Mừng nhất là bà con sẽ được dùng nước sạch, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo sức khỏe con người". 

Đặc biệt, với những hộ gia đình sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, nguồn nước sạch càng trở nên ý nghĩa hơn khi giúp họ yên tâm sản xuất, đảm bảo thu nhập.

Sau huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế, cùng trong kế hoạch năm 2020, chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" sẽ mang giải pháp nước sạch cho xã Cam Nghĩa, tỉnh Quảng Trị và xã Mỹ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tiếp tục hành trình nỗ lực vì đời sống ổn định, phát triển cho bà con miền Trung.

"Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" là chương trình CSR dài hạn do thương hiệu bia Huda khởi động năm 2019 với mong muốn giúp người dân miền Trung tiếp cận với nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Năm 2020, chương trình tiếp tục triển khai các dự án tại Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Quảng Trị, kỳ vọng sẽ giúp hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, từ đó tạo điều kiện giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

message zalo