Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Thái Bình: Tăng cường quản lí chất lượng nước sạch sinh hoạt nông thôn

Ngày đăng: 10/05/2022

 

Sau khi tiếp nhận kiến nghị của Nhân dân và phản ánh của báo chí, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, có biện pháp tháo gỡ kịp thời, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực...

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Bình, toàn tỉnh hiện có 75 công trình cấp nước sạch tập trung đang hoạt động với tổng công suất gần 520.000m3/ngày đêm, cung cấp cho 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Các công trình cấp nước sạch trên do 31 doanh nghiệp và 7 cơ sở cấp xã quản lí, vận hành khai thác; được đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, gồm: Chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn đầu tư của các doanh nghiệp theo cơ chế khuyến khích của tỉnh. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, với hàng nghìn tỉ đồng.

 

Nhìn chung, 24 công trình đầu tư xây dựng mới và tiếp nhận 9 công trình từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia của 30 doanh nghiệp bảo đảm cung cấp nước sạch cho 210 xã, phường, thị trấn đang phát huy hiệu quả tích cực. Hầu hết các công trình cấp nước sạch theo cơ chế khuyến khích của tỉnh do các doanh nghiệp đảm nhiệm đều được đầu tư với quy mô công suất lớn, công nghệ xử lí hiện đại, đội ngũ quản lí vận hành được đào tạo đúng chuyên môn. Vì thế, nguồn cấp nước bền vững và bảo đảm cả về số lượng và chất lượng.

Còn lại 7 công trình từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia, hiện do cấp xã quản lí và 19 công trình từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, năm 2015, tỉnh chuyển giao cho Công ty CP phần Bitexco Nam Long quản lí, khai thác cung cấp cho trên 40 xã còn nảy sinh nhiều bất cập, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Hầu hết các công trình này, phần vì hệ lụy từ cơ chế bao cấp, tức thời, đều nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng; phần vì doanh nghiệp được tiếp nhận và bộ máy vận hành của một số xã đang quản lí thiếu trách nhiệm, không đầu tư nâng cấp kịp thời. Chính vì thế, dẫn đến tình trạng chất lượng nước không bảo đảm, nảy sinh thiếu nước cục bộ trên địa bàn, đặc biệt là vào các thời điểm dân

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Thái Bình đã giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì cùng các ban, ngành chức năng, UBND các huyện kiểm tra đánh giá thực chất và hiệu quả đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống 19 công trình cấp nước của Công ty CP Bitexco Nam Long và 7 công trình cấp nước sạch do cấp xã quản lí. Trên cơ sở kết quả kiểm tra của liên ngành, Sở NN&PTNT là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh tham mưu, đề xuất để UBND tỉnh điều chỉnh phạm vi cấp nước đối với những khu vực mà Công ty CP Bitexco Nam Long và chính quyền 7 xã không khắc phục triệt để.

Sau ngày 30/6/2022, UBND tỉnh Thái Bình kiên quyết thực hiện lộ trình kêu gọi các doanh nghiệp có các công trình cấp nước liền kề còn dôi dư công suất tiếp nhận địa bàn, đầu tư nâng cấp, bảo đảm cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch sinh hoạt cho Nhân dân. Đó là chủ trương đúng đắn, tháo gỡ kịp thời, được dư luận xã hội đồng tình hoan nghênh và cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng.

Song hành với việc chấn chỉnh, nâng cao năng lực, trách nhiệm của các nhà đầu tư trên địa bàn được phân công, UBND tỉnh Thái Bình giao cho Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ và Hội Nước sạch Thái Bình sớm hoàn thiện dự thảo Quy chuẩn nước sạch sinh hoạt nông thôn, trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với thực tế của Thái Bình theo quy định tại Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ Y tế, về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, để UBND tỉnh sớm ban hành, áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, đối với đặc thù của tỉnh Thái Bình có nguồn nước thiên nhiên phong phú, phần lớn các công trình cấp nước do doanh nghiệp đầu tư có công nghệ xử lí hiện đại. Do vậy, Quy chuẩn cần lựa chọn từ 35 đến 44 thông số, nhưng nhất thiết phải bảo đảm các thông số cơ bản được quy định tại 8 thông số nhóm A và 28 thông số nhóm B Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của Bộ Y tế để phù hợp với thực tế của nông thôn Thái Bình. UBND tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực về công nghệ vươn lên đạt chuẩn Quốc gia về nước sinh hoạt, có cơ chế hỗ trợ phù hợp chi phí kinh phí kiểm định. Trên cơ sở quy định của Quy chuẩn nước sạch sinh hoạt nông thôn, UBND tỉnh giao cho Sở Y tế là cơ quan thường trực có trách nhiệm, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước của các doanh nghiệp, bảo đảm theo định kì và tăng cường ngoại kiểm, công khai kết quả kiểm định để Nhân dân cùng giám sát.

Đối với giá tiêu thụ nước sạch, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính tăng cường chức năng quản lí nhà nước về giá tiêu thụ nước sạch trên địa bàn, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá nước sạch sinh hoạt, bảo đảm phù hợp với các nội dung chỉ đạo tại Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 2/3/2021 của Văn phòng Chính phủ.

 

message zalo