Đang tải...

lang-vi
lang-en

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

National center for rural water supply and environmental sanitation

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông, Mùa vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 16/03/2017

(Mard-16/03/2017) - Ngày 15/3, tại tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông, Mùa năm 2017 vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2016-2017 của toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là trên 1,535 triệu ha, giảm 22.630 ha so vụ trước; năng suất ước đạt 6,7 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 10,259 triệu tấn, tăng trên 188.375 tấn so vụ Đông Xuân 2015-2016. 
Nguyên nhân sản lượng tăng là do năng suất tăng bình quân trên 0,219 tấn/ha so vụ trước. Tuy nhiên, năng suất lúa bình quân của một số tỉnh còn thấp so với kế hoạch, do trà lúa gieo sớm trổ vào thời điểm gặp mưa trái mùa. Mặc khác một số loại dịch bệnh gây hại cục bộ trên diện rộng và mức độ gây hại cao, cũng tác động đến năng suất lúa vụ Đông Xuân 2016-2017 cuả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quan điểm chỉ đạo sản xuất sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa 2017 ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra bằng những giải pháp đồng bộ quyết liệt và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp khắc phục khó khăn. 
Theo đó, tổng diện tích gieo trồng trong vụ Hè Thu 2017 toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là trên 1,662 triệu ha, giảm 11.617 ha so vụ trước, năng suất ước đạt 5,69 tấn/ha, tăng 0,3 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 9,45 triệu tấn, tăng 437,8 nghìn tấn so vụ hè thu 2016. 
Dự kiến kế hoạch sản xuất vụ Thu Đông 2017 là 816.000 ha, giảm trên 10.443 ha, năng suất ước đạt 5,59 tấn/ha, tăng 0,22 tấn/ha, sản lượng ước đạt gần 4,56 triệu tấn, tăng 126,64 nghìn tấn so vụ thu đông 2016. 
Vụ Mùa 2017 kế hoạch gieo trồng là 224.200 ha, giảm 19.000 ha, năng suất ước đạt 4,67 tấn/ha, tăng 2,16 tạ/ha (tăng 0,216 tấn/ha), sản lượng ước đạt 1,141 triệu tấn, tăng 137,32 nghìn tấn so vụ mùa 2016. 
Từ thực tế sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017 và các dự báo, diễn biến khí tượng thuỷ văn trong năm 2017 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, bất thường của các điạ phương cần tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện một số giải pháp như tập trung bảo đảm về thời vụ hợp lý, né tránh hạn, mặn, tập trung, nhanh và gọn. 
Về giống lúa ngoài các ưu tiên cho sản xuất các giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, cần sử dụng các giống lúa chống chịu hạn, phèn mặn trung bình khá như giống OM 6976, OM 2517, OM 5629, OM 8017, OM9921, OM 4900, OM 5451… cho vùng khó khăn về nước tưới và nhóm giống cực ngắn ngày (dưới 90 ngày) như OM 10424, OM 5451, IR 50404 và giống triển vọng OM 412… Đồng thời tăng cường áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến tăng cường tính chống chịu cho cây lúa, tiết kiệm nước tưới. 
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, trong vụ Đông Xuân 2016-2017, sản xuất cây lúa không bị ảnh hưởng của hạn, mặn, nhưng do biến đổi khí hậu nên thời tiết có mưa rất nhiều, gây ảnh hưởng trà lúa Đông Xuân sớm khoảng 20% và phát sinh nhiều sâu bệnh, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, hiện lúa Đông Xuân 2016-2017 còn diện tích đến trên 800.000 ha chưa thu hoạch, vì vậy các địa phương cần tập trung chăm sóc tốt để đạt năng suất cao nhất. Nhất là không được chủ quan với những cơn mưa lớn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây lúa. 
Kế hoạch triển khai sản xuất các vụ Hè Thu, Mùa, Thu Đông còn lại trong năm, các địa phương phải căn cứ vào thực tế sản xuất diện tích của cây lúa, không chạy theo phong trào chuyển đổi cơ cấu từ cây lúa sang cây trồng khác để có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng thực tế thì không đũ diều kiện để chuyển đổi. 
Về thời vụ, cần tùy theo địa phương và làm chặt lại lịch thời vụ xuống giống, không dây dưa kéo dài ở các địa phương, dẫn đến chênh lệch nhiều thời gian xuống giống. Cần chú trọng đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, chú trọng xem xét lại kế hoạch sản xuất lúa nếp, nhất là cơ cấu sản xuất hợp lý, tránh tình trạng dư thừa, ảnh hưởng đến làm giảm giá bán do dư thừa, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. 
Các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương hết sức chú trọng sâu sát trong việc phòng, trừ sâu bệnh, nhất là trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay./. 
message zalo